Thu hồi giấy phép lao động trong 2 trường hợp: chấm dứt hợp đồng lao động hoặc vi phạm quy định về lao động. Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện thu hồi workpermit sau khi người nước ngoài nghỉ việc trong khoảng 15 ngày.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải làm thêm thủ tục xuất cảnh cho lao động nước ngoài.
Nội dung chính
Các trường hợp phải thu hồi Giấy phép lao động
Thu hồi giấy phép lao động là việc cơ quan nhà nước thu lại giấy phép lao động đã cấp cho người nước ngoài.
Có 9 trường hợp phải thu lại GPLĐ. Căn cứ Điều 20 Nghị định 152, các trường hợp đó là:
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam chấm dứt hoạt động.
8. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020
9. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Hồ sơ thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài
Để thực hiện thủ tục thu hồi GPLĐ, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
– Giấy phép lao động đã được cấp: Bản gốc
– Công văn ghi rõ lý do của việc trả lại GPLĐ: Bản chính có xác nhận công ty.
– Giấy tờ chứng minh lý do thu hồi GPLĐ.
Trường hợp bị thu hồi do vi phạm quy định pháp luật, Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi và gửi về doanh nghiệp, tổ chức. Người sử dụng lao động sẽ nộp lại giấy phép lao động theo quyết định đó.
Thủ tục thu hồi Giấy phép lao động
Nghị định 152/2020 quy định như sau:
“Điều 21. Trình tự thu hồi giấy phép lao động
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày GPLĐ hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi GPLĐ của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp GPLĐ đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp GPLĐ ra quyết định thu hồi GPLĐ theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi GPLĐ của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp GPLĐ đó.”
Như vậy, có 2 trường hợp sảy ra khi thu hồi GPLĐ:
– Với các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực, Doanh nghiệp chủ động thực hiện thủ tục thu hồi trong vòng 15 ngày.
– Với trường hợp vi phạm quy định về lao động, Bộ hoặc Sở lao động thương binh và xã hội sẽ có thông báo, Doanh nghiệp thực hiện thu hồi GPLĐ theo thông báo đó.
Người nước ngoài không trả giấy phép lao động
Là khi không thu hồi được bản gốc GPLĐ, do người nước ngoài không trả lại.
Thì trong trường hợp này, doanh nghiệp, tổ chức vẫn làm thủ tục thu hồi lại GPLĐ như bình thường. Thay vì Giấy phép lao động gốc không thu lại được, thì sẽ có văn bản trình bày rõ lý do.
Điều này được thực hiện dựa trên căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 152/2020
“Điều 21. Trình tự thu hồi GPLĐ
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi GPLĐ của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp GPLĐ đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.”
Cấp giấy phép lao động sau khi thu hồi
Trường hợp sau khi thu hồi, mà công văn chấp thuận vị trí vẫn còn thời hạn, thì có thể xin giấy phép lao đông cho người mới theo vị trí đó. Hồ sơ xin giấy phép cho người mới như khi cấp giấy phép lao động lần đầu.
Trong trường hợp này, thời hạn giấy phép lao động của người mới bằng thời hạn còn lại của công văn chấp thuận.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
HD Luật chuyên tư vấn các thủ tục cho người nước ngoài. Các thủ tục về giấy phép lao động của chúng tôi có:
– Giấy phép lao động (workpermit): cấp lại, cấp mới, gia hạn.
– Miễn giấy phép lao động;
– Gia hạn, cấp lại giấy phép lao động;
– Xin visa nhập cảnh, gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
– Cấp thẻ tạm trú; Thu hồi thẻ tạm trú
..
Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0988.378.381 để được tư vấn hỗ trợ miến phí 24/7!