Cấp lại giấy phép lao động là khi thay đổi hộ chiếu, giấy phép lao động bị mất, giấy phép lao động bị rách, hư hỏng. Thủ tục cấp lại chỉ được thực hiện khi GPLĐ đó còn thời hạn quy định.
Nội dung chính
Các trường hợp cấp lại Giấy phép lao động
Điều 12 Nghị định 152/2020 quy định, GPLĐ được cấp lại trong trường hợp sau:
1. Giấy phép lao động bị mất.
2. Giấy phép lao động bị hỏng. Đó là các trường hợp Giấy phép lao độn bị rách, mất một phần, bị mờ thông tin.
3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động.
Lưu ý: Trường hợp thay đổi vị trí, chức danh công việc, công ty bảo lãnh thì thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động mới.
Điều kiện cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn thời hạn
Chỉ áp dụng thủ tục cấp lại khi GPLĐ còn thời hạn.
Nếu Giấy phép lao động hết hạn, bạn sẽ làm thủ tục cấp mới.
Nhưng cũng cần lưu ý, khi Giấy phép lao động còn thời hạn 45 ngày, thì xem xét tới Thủ tục gia hạn Giấy phép lao động.
2. Có giấy tờ chứng minh lý do phải cấp lại
Chỉ khi thuộc một trong ba trường hợp tại Điều 12, thì GPLĐ mới được cấp lại. Và trong mỗi trường hợp, sẽ có giấy tờ chứng minh tương ứng. Cụ thể là:
– Trường hợp giấy phép lao động bị mất: Có xác nhận của công an xã hoặc Đại sứ quán/ Lãnh sự quán.
– Trường hợp thay đổi thông tin: Chuẩn bị cả bản thông tin mới và thông tin cũ. Ví dụ thay đổi hộ chiếu: Thì chuẩn bị cả hộ chiếu mới và hộ chiếu cũ.
– Trường hợp giấy phép lao động bị hỏng: Chuẩn bị bản gốc GPLĐ bị hỏng
Thời hạn của giấy phép lao động sau khi được cấp lại
Căn cứ vào quy định của Điều 15, Nghị định 152/2020.
Thời hạn của GPLĐ được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép cũ trừ đi thời hạn đã sử dụng.
Thời gian đã sử dụng được tính từ thời điểm bắt đầu trên giấy phép lao động cũ cho đến thời điểm nộp hồ sơ xin cấp lại.
Hồ sơ cấp lại Giấy phép lao động
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI NĐ 152/2020.
2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng.
3. Giấy phép lao động đã cấp còn thời hạn.
– Nếu bị mất cần có xác nhận mất.
– Nếu thay đổi thông tin, cần có giấy tờ chứng minh.
4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài bản sao chứng thực.
5. Bản sao hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
* Lưu ý:
– Thay đổi thông tin bao gồm: Thay đổi họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.
Trường hợp thay đổi vị trí, chức danh công việc hay người sử dụng lao động, sẽ thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động mới.
Thủ tục cấp lại Giấy phép lao động
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, số lượng 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước đã cấp giấy phép lao động trước đó. (Sở hoặc Bộ Lao động thương binh và xã hội).
Bước 3. Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc. Ngày làm việc không tính ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ.
Trường hợp không cấp lại, sẽ có văn bản nêu rõ lý do.
Có phải làm lại visa cho người nước ngoài không?
Sau khi hoàn thành thủ tục cấp lại GPLĐ, thì rất có thể sẽ phải làm lại visa hoặc thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Trong các trường hợp sau, sẽ phải làm lại visa/ thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài:
– Thay đổi số hộ chiếu;
– Thay đổi họ tên;
– Thay đổi quốc tịch.
Thủ tục cập nhật lại visa/ thẻ tạm trú sẽ được làm ở cơ quan xuất nhập cảnh. Đó là Phòng xuất nhập cảnh tỉnh hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Dịch vụ xin Giấy phép lao động
HD Luật chuyên tư vấn về các dịch vụ cho người nước ngoài. Về giấy phép lao động, chúng tôi hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ sau:
– Cấp Giấy phép lao động lần đầu;
– Gia hạn giấy phép lao động;
– Cấp lại giấy phép lao động;
– Xin Miễn giấy phép lao động;
– Hỗ trợ thủ tục làm Lý lịch tư pháp;
– Hỗ trợ thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam;
– Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động với người nước ngoài;
Xem nhiều hơn về Giấy phép lao động tại: Thủ tục làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Hãy liên hệ ngay với số hotline của HD Luật để được tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7.