Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải thực hiện một số thủ tục theo quy định. Làm Work Permit, Miễn Giấy phép lao động, xin Chứng chỉ hành nghề… và các giấy tờ liên quan tới việc xuất nhập cảnh, cư trú của họ.
Vậy cụ thể Quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng HD Visa tìm hiểu và chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Quy định về Người lao động nước ngoài
*Căn cứ pháp luật
– Bộ Luật Lao động 2019.
– Luật xuất nhập cảnh 2014, sửa đổi bổ sung 2019.
– Nghị định 152/2020: Hướng dẫn thực hiện quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Thông tư 143/2018: Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người nước ngoài.
Điều kiện làm việc tại Việt Nam
Dựa theo Điều 151 của Bộ Luật Lao động 2019, Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có điều kiện sau:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc;
– Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích;
– Có Giấy phép lao động.
Như vậy, về cơ bản chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên, thì nước ngoài ngoài đã có thể làm việc ở Việt Nam.
Và ứng với mỗi điều kiện đó, sẽ có các thủ tục kèm theo. Cụ thể, HD Visa đã đối chiếu theo bảng dưới đây:
Điều kiện | Thủ tục tương ứng phải làm |
Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ | => Thủ tục sao y chứng thực Hộ chiếu |
Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc | => Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng Bằng cấp và kinh nghiệm |
Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế | => Thủ tục khám sức khỏe |
Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt… | => Thủ tục xin cấp Lý lịch tư pháp |
Có Giấy phép lao động. | => Thủ tục xin cấp giấy phép lao động (work permit) |
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động
Trong các thủ tục đã đề cập ở trên, thì thủ tục xin cấp giấy phép lao động là thủ tục sau cùng. Kết quả của tất cả các thủ tục trước đó là để thực hiện thủ tục này.
Nghị định 152/2020 đã hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, quy trình xin cấp work permit cho lao động nước ngoài. Trong đó, các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI NĐ 152/2020.
2. Bản sao hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
3. Văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Lý lịch tư pháp
6. 02 ảnh màu.
7. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy có thể nói ngắn gọn lại, Điều kiện, thủ tục để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là Có giấy phép lao động.
*Lưu ý:
– Có những trường hợp được Miễn Giấy phép lao động. Xem các trường hợp đó tại đây.
– Không phải tất cả các trường hợp xin giấy phép lao động hồ sơ đều giống nhau. Xem chi tiết tại đây nhé!
Thủ tục làm visa lao động cho người nước ngoài
Sau khi có Giấy phép lao động, thì thủ tục tiếp theo là xin cấp visa lao động cho người nước ngoài.
Giấy phép lao động là điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Còn visa lao động là điều kiện để người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Muốn làm việc tại Việt Nam thì phải cư trú hợp pháp mới được.
Hồ sơ làm visa lao động bao gồm:
1. Hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài. Hồ sơ này bao gồm:
+ Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.
+ Mẫu NA16 bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí của công ty. (Tải xuống tại đây).
2. Giấy miễn giấy phép lao động hoặc Giấy phép lao động của người nước ngoài bản gốc hoặc công chứng.
3. Hộ chiếu gốc của người nước ngoài.
4. Đơn đề nghị cấp visa lao động theo mẫu quy định.
5. Tờ khai báo tạm trú của người nước ngoài.
Quy định về đóng báo hiểm cho người nước ngoài
Căn cứ theo Nghị định 143/2018, thì lao động nước ngoài thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc khi:
– Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 năm trơ lên.
Mức đóng bảo hiểm cho lao động nước ngoài
– Người lao động:
+ Chế độ hưu trí và tử tuất: 8%
+ BHYT: 1,5%
Tổng mức đóng BHXH: 9,5%
– Người sử dụng lao động:
+ Chế độ hưu trí và tử tuất: 14%
+ Qũy tai nạn lao động: 0,5%
+ Chế độ ốm đau và thai sản: 3%
+ BHYT: 3%
Tổng mức đóng cho người sử dụng lao động: 20,5%
Tư vấn thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo kinh nghiệm tư vấn và làm việc với rất nhiều người nước ngoài, quy trình để người nước ngoài nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam như sau:
Bước 1. Xin thư mời nhập cảnh
Người nước ngoài làm việc tại công ty sẽ xin visa diện thương mại (Visa DN1). Thời gian 3 tháng.
Để xin được visa này, công ty sẽ chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cục xuất nhập cảnh để xin thư mời.
Bước 2. Làm giấy phép lao động
Sau khi người nước ngoài nhập cảnh bằng visa DN1 ở trên, họ được tạm trú tại Việt Nam 3 tháng. Trong thời gian này, công ty sẽ chuẩn bị hồ sơ để làm giấy phép lao động cho họ.
Thời gian làm giấy phép lao động từ 1 đến 2 tháng.
Bước 3. Làm thẻ tạm trú/ Visa lao động
Công ty lại chuẩn bị hồ sơ để nộp lên Cục xuất nhập cảnh xin thẻ tạm trú hoặc visa lao động dài hạn.
Thời gian cấp thẻ tạm trú là 5 ngày làm việc.
Và trong thời gian này, công ty cũng sẽ thông báo tới cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm cho người nước ngoài.
Những câu hỏi thường gặp khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Có thể bạn sẽ gặp những tình huống về lao động nước ngoài dưới đây.
1. Người nước ngoài có thể làm việc ở nhiều công ty được không?
*Trả lời
Người nước ngoài được tự do lựa chọn công việc và công ty phù hợp điều kiện. Họ có thể làm việc ở nhiều công ty khác nhau trong cùng khoảng thời gian. Không có quy định cấm của luật.
2. Người nước làm việc ở công ty Việt Nam có phải đóng bảo hiểm không?
*Trả lời
Người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đủ 2 điều kiện sau:
– Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề.
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 1 năm trở lên.
HD Visa hỗ trợ các thủ tục cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí 24/7.